[CTST] Trắc nghiệm lịch sử 6 chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm lịch sử 6 chương 4: Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp công nguyên đến thế kỉ X thuộc sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đông Nam Á là một khu vực khá rộng lớn nằm ở phía nào châu Á?

  • A. Đông nam châu Á.
  • B. Đông bắc châu Á.
  • C. Tây nam châu Á.
  • D. Tây bắc châu Á.

Câu 2: Đông Nam Á là cầu nối giữa hai đại dương:

  • A. Đại Tây Dương với Thái Bình Dương.
  • B. Bắc Băng Dương với Ấn Độ Dương.
  • C. Thái Bình Dương với Bắc Băng Dương.
  • D. Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

Câu 3: Đông Nam Á là cầu nối giữa:

  • A. Lục địa Á – Âu với Châu Đại Dương.
  • B. Lúc địa Á với Thái Bình Dương.
  • C. Lục địa Âu với Châu Đại Dương.
  • D. Lục địa Á- Âu với Thái Bình Dương.

Câu 4: Vương quốc phát triển nhất trong bảy thế kỉ đầu Công nguyên là:

  • A. Pê-gu.
  • B. Tha-tơn.
  • C. Phù Nam.
  • D. Chăm-pa.

Câu 5: Những người nói tiếng Môn ở lưu vực sông Mê Nam đã xây dựng hai vương quốc:

  • A. Ha-ri-pun-giay-a và Đva-ra-va-ti.
  • B. Pê-gu và Tha-tơn.
  • C. Pa-gan và Tu-ma-sic.
  • D. Chăm-pa và Phù Nam. 

Câu 6: Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng vì:

  • A. Nằm giáp Trung Quốc.
  • B. Nằm giáp Ấn Độ.
  • C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa.
  • D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Câu 7: Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian:

  • A. Thiên niên kỉ II TCN.
  • B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII.
  • C. Thế kỉ VII TCN.
  • D. Thế kỉ X TCN.

Câu 8: Đâu không phải là cơ sở cho sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á:

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Giao lưu kinh tế - văn hóa với Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Thương mại đường biển rất phát triển.
  • D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng, dệt, làm gốm.

Câu 9: Nhận định nào dưới đây không đúng về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

  • A. Bao gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
  • B. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa lớn.
  • C. Nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Đai Tây Dương với Thái Bình Dương.
  • D. Được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

Câu 10: Khu vực Đông Nam Á được gọi là:

  • A. Cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ.
  • B. “Ngã tư đường” của thế giới.
  • C. “Cái nôi” của thế giới.
  • D. Trung tâm của thế giới.

Câu 11: Đông Nam Á ngày nay có:

  • A. 10 nước.
  • B. 11 nước.
  • C. 12 nước.
  • D. 9 nước.

Câu 12: Tên những con sông lớn đem những thuận lợi, khó khăn cho cư dân Đông Nam Á:

  • A. I-ra-oa-đi.
  • B. Mê Công.
  • C. Chao Phray-a.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

  • A.Phù Nam, Chân Lạp.
  • B. Sri Kse-tra, Pa-gan.
  • C. Sri Vi-giya-a, Ca-lin-ga.
  • D. Chân Lạp, Pa-gan.

Câu 14: Sông Mê Công chảy qua những quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:

  • A. Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Thái Lan.
  • B. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.
  • C. My-an-ma, Thái Lan.
  • D.Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam, Mi-an-ma, Thái Lan.

Câu 15: Điểm tương đồng về vị trị địa lí của các vương quốc cổ Đông Nam Á là:

  • A. Nơi có những dòng sông lớn đổ ra biển.
  • B. Có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, bạc,…
  • C. Thường xuyên có lũ lụt quanh năm.
  • D. Có nhiều vũng, vịnh, kín gió.

Câu 16: Đâu là nguyên nhân mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á?

  • A. Nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Hoa, Ấn Độ và Địa Trung Hải.
  • B. Nhu cầu trao đổi sản vật giữa nước ta và Trung Hoa ngày càng lớn.
  • C. Khu vực Đông Nam Á xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán lớn.
  • D. Thuyền buôn của nhiều nước trên thế giới đã có mặt tại Đông Nam Á.

Câu 17: Đâu là một sản vật của Đông Nam Á:

  • A. Nước ngọt.
  • B. Gạo.
  • C. Đậu khấu.
  • D. Lúa mì.

Câu 18: Mặt hàng có giá trị cao nhất trên con đường giao thương qua vùng biển ở Đông Nam Á lúc bấy giờ là:

  • A. Đậu khấu.
  • B. Ngọc trai.
  • C. San hô.
  • D. Trầm hương.

 Câu 19: Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là:

  • A. Pi-rê.
  • B. Mác-xây.
  • C. Am-xtét- đam.
  • D. Óc Eo.

Câu 20: Một trong những thương cảng nổi tiếng ở Đông Nam Á trong những thế kỉ đầu Công nguyên là:

  • A. Pi-rê.
  • B. Mác-xây.
  • C. Am-xtét- đam.
  • D. Pa-lem-bang.

Câu 21: Giao lưu thương mại đã dẫn đến thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên?

  • A. Thúc đẩy sự ra đời của những trung tâm thương mại tại khu vực Đông Nam Á.
  • B. Dẫn đến sự phát triển nhanh của lịch sử khu vực,
  • C. Tác động trực tiếp đến sự ra đời của những vương quốc cổ nằm trên con đường giao lưu đó.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Một số hiện vật như: Những đồng tiền của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới được tìm thấy tại Phù Nam, Gương đồng thời Hán, Những mảnh vàng thuộc văn hóa Óc Eo chứng tỏ:

  • A. Đông Nam Á đã có hoạt động buôn bán, có sự hiện diện của thương nhân nước ngoài những thế kỉ đầu Công nguyên.
  • B. Đông Nam Á là nơi xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị cao.
  • C. Đông Nam Á mở cửa cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán.
  • D. Kinh tế Đông Nam Á phát triển nhất khu vực châu Á thời bấy giờ.

Câu 23: Cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng là nhờ tiếp thu:

  • A. Hệ thống chữ La-tin của người La Mã.
  • B. Hệ thống chữ cổ Mã Lai.
  • C. Chữ hình nêm của người Lưỡng Hà.
  • D. Hệ thống chữ cổ của người Ấn Độ.

Câu 24: Kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc là:

  • A. Người Khơ-me.
  • B. Người Mã Lai.
  • C. Người Việt.
  • D. Người Môn.

Câu 25: Đâu không phải là một loại gia vị ở Đông Nam Á;

  • A. Quế.
  • B. Nhục đậu khấu.
  • C. Trầm hương.
  • D. Hoa hồi.

Câu 26: Nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là:

  • A. Kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Các nghề thủ công, đúc đồng rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng.
  • C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng.
  • D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

 Câu 27: Một số vương quốc phong kiến Đông Nam Á đã góp nhiều mặt hành chủ lực trên những tuyến đường buôn bán đường biển kết nối Á – Âu gọi là:

  • A. Con đường Tơ lụa.
  • B. Con đường Lúa gạo.
  • C. Con đường Gia vị.
  • D. Con đường Rượu nho.

Câu 28: Chữ Phạn không được cải biến thành chữ:

  • A. Chăm cổ.
  • B. Chữ Khơ-me cổ.
  • C. Chữ La-tin.
  • D. Chữ Mã Lai cổ. 

Câu 29: Loại hình kiến trúc không ảnh hưởng từ dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ:

  • A. Tháp Chăm (Việt Nam).
  • B. Khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a).
  • C. Kim tự tháp (Ai Cập).
  • D. Chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...

Câu 30: Công trình kiến trúc được coi là kì quan Phật giáo lớn nhất thế giới, được xây dựng vào thế kỉ VIII là:

  • A. Chùa Suê-đa-gon.
  • B. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • C. Đền Bô-rô-bu-đua.
  • D. Tháp Chăm.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm lịch sử 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ