Giáo án PTNL bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu. Bài học nằm trong chương trình sinh học 8. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết số:

BÀI 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
2. Kĩ năng: Rèn cho HS một số kỹ năng:
- Băng bó vết thương.
- Biết cách ga rô và nắm được những qui định khi đặt ga rô
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể, biết xử lí khi bị chảy máu và giúp đỡ những người xung quanh.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị đầy đủ: băng, gạc, bông, dây cao su mỏng, vải mềm sạch
- HS: Chuẩn bị theo nhóm 4 người như trên.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: GV yêu cầu tổ trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của HỌC SINH.
? Các dụng cụ đó theo em được dùng để làm gì?
- HS: + Các nhóm đưa dụng cụ ra cho GV kiểm tra.
+ Dựa vào hiểu biết thực tế nêu được vai trò của các dụng cụ.=> GV dẫn vào bài
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
GV nêu vấn đề: chúng ta đã biết vận tốc máu ở mỗi loại mạch là khác nhau, vậy khi bị tổn thương chúng ta phải xử lý như thế nào?
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Phân biệt vết thương làm tổn thương động mạch, tĩnh mạch, mao mạch
- GV thông báo về các dạng chảy máu là:
+ Chảy máu mao mạch.
+ Chảy máu tĩnh mạch.
+ Chảy máu động mạch.
+ Em hãy cho biết biểu hiện của các dạng chảy máu đó?
- Cá nhân tự ghi nhận 3 dạng chảy máu

- Bằng kiến thức thực tế và suy đoán, trả lời câu hỏi 1. Các dạng chảy máu:
Có 3 dạng :
- Chảy máu mao mạch: chảy ít chậm.
- Chảy máu tĩnh mạch: chảy máu nhiều hơn, nhanh hơn.
- Chảy máu động mạch: chảy nhiều, mạnh, thành tia.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Biết cách ga rô và nắm được những qui định khi đặt ga rô
+ Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào?
- GV quan sát các nhóm làm việc giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho các nhóm đánh giá kết quả lẫn nhau.
- GV công nhận đánh giá đúng và phân tích đánh giá chưa đúng của các nhóm.
+ Khi bị thương chảy máu ở động mạch cần băng bó như thế nào?
- GV cũng để các nhóm tự đánh giá.
- Cuối cùng GV công nhận đánh giá đúng và chưa đúng - Các nhóm tiến hành :
+ Bước 1: cá nhân tự nghiên cứu SGK trang 61
+ Bước 2: Mỗi nhóm tiến hành băng bó theo hướng dẫn.
+ Bước 3: Đại diện 1 số nhóm trình bày các thao tác và mẫu của nhóm các nhóm khác nhận xét
- Các nhóm tiến hành theo 3bước tương tự như mục a
- Tham khảo thêm hình 19.1 SGK. Yêu cầu :
+ Mẫu băng gọn, không chặt quá, không lỏng quá.
+ Vị trí dây ga rô cách vết thương không quá gần và không xa. 2. Tập băng bó vết thương:
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay. (chảy máu mao mạch và tĩnh mạch)
* Các bước tiến hành: SGK tr.61.
* Lưu ý: sau khi băng nếu vết thương vẫn còn chảy máu đưa nạn nhân đến bệnh viện.
b. Băng bó vết thương ở cổ tay: (chảy máu ở động mạch)
* Các bước tiến hành: SGK tr. 62.
* Lưu ý : SGK

4. Nhận xét đánh giá
- GV đánh giá chung về: Phần chuẩn bị; Ý thức học tập; Kết quả
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Học sinh đọc kết luận cuối bài.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (2 phút)
- Mục tiêu:
- Giúp học sinh vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch theo mẫu ở mục IV sgk/t63.
4. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch
- Chuẩn bị trước bài 20 “Hô hấp và các cơ quan hô hấp”
* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 8, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 8 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 8.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.