Giáo án VNEN bài Tổng kết phần quang học

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Tổng kết phần quang học. Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 57: TỔNG KẾT PHẦN QUANG HỌC

 

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

 – Tự ôn tập và tự kiểm tra những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của chương quang học.

  1. Kĩ năng

– Vận dụng được những kiến thức và kĩ năng để giải bài tập trong chương quang học.

  1. Thái độ

- Rèn tính cẩn thận, hợp tác trong hoạt động học tập.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: NL vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

- Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập,

- PA chia nhóm, giao nhiệm vụ ...

- Giấy A0, bút dạ..

  1. Học sinh: chuẩn bị bài học, làm các bài tập trong SHD.

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp học, hoạt động cá nhân, nhóm, cả lớp.
  2. Phương pháp DH: PP dạy học nhóm, Dự án, nêu và giải quyết vấn đề,….
  3. Kĩ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy, học hợp tác giao nhiệm vụ, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực,...

IV- TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Chia nhóm,  giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

GV: YC các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình.

HS: Các nhóm khác lắng nghe và bổ xung ý kiến

GV: Chốt kiến thức.

A. Hoạt động khởi động

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Dạy học dự án

3. Kĩ thuật: Chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực

4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí …, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV chia nhóm theo khả năng học tập, trong đó các thành viên số 1 của từng nhóm có sức học tương đương nhau, tương tự với các thành viên còn lại.

Quá trình kiểm tra đánh giá được biến thành các cuộc so tài nhỏ giữa các thành viên cùng số ở các nhóm. Sự chênh lệch giữa hai lần kiểm tra được sử dụng để tính điểm.

HS: chia nhóm và thi với nhau.

GV: quan sát, hướng dẫn. Thông báo đáp án đúng.

Minh hoạ rõ hơn về cấu trúc này bằng bảng sau.

Bước 1: Chia nhóm theo khả năng học tập

+ Thành viên số 1 (giỏi)

+ Thành viên số 2 (khá)

+ Thành viên số 3 (trung bình)

+ Thành viên số 4 (kém)

Bước 2: Học nhóm

+ Các thành viên trong nhóm thảo luận giúp đỡ nhau hiểu bài

Bước 3: Thi đấu

+ Các thành viên cùng số thi đấu với nhau.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá dựa trên chỉ số cố gắng giữa hai lần kiểm tra (CG)

+ Câu 1; 9; 7; 6; 4

Kết quả: Câu 2; 8 ; 7; 8, 6

CG: 0  0 2 2

Điểm số cuối cùng của nhóm dựa vào tổng chỉ số nỗ lực cố gắng của tất cả các thành viên
1. Em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng vì ánh sáng từ dòng c

C. Hoạt động luyện tập

Trả lời câu hỏi

1. Em nhìn thấy các dòng chữ mà thầy/ cô viết trên bảng vì ánh sáng từ dòng chữ
truyền tới mắt em và tạo ảnh thật, nhỏ hơn vật hiện trên màng lưới (võng mạc) của mắt em. Khi có ánh sáng tác dụng lên màng lưới thì xuất hiện “luồng thần kinh”đưa thông tin về ảnh lên não.

2. Mắt các bạn đó mắc tật cận thị.

– Điểm cực cận CCcủa mắt các bạn đó gần mắt hơn mắt bình thường và điểm cực viễn CV của mắt các bạn đó ở xa mắt hơn bình thường.

– Kính các bạn đó đeo gọi tên là kính cận. Kính đó là loại TKPK. Số của kính cho ta thông tin về độ tụ của thấu kính. Kính của các bạn trong lớp không cùng số, vì khoảng cách từ tiêu điểm của mắt tới màng lưới ở mắt các bạn đó không bằng nhau.

4. Mắt của ông bà em mắc tật lão thị.
– Điểm cực cận CC của mắt ông bà em xa mắt hơn mắt bình thường và điểm cực
viễn CV của mắt ông bà em ở gần mắt như mắt bình thường. Mắt của ông bà em có đặc điểm như thế vì cơ vòng đỡ thể thuỷ tinh đã yếu nên khả năng điều tiết kém đi và thể thuỷ tinh cứng hơn.

– Kính ông bà em đeo gọi tên là kính lão. Kính đó là loại thấu TKHT. Số của kính
cho ta thông tin về độ tụ của thấu kính.
– Ông của em phải thay kính có số lớn hơn vì tuổi càng cao thì khả năng điều tiết của mắt càng kém, điểm cực cận càng ra xa mắt hơn, do đó cần đeo kính có độ tụ lớn hơn để ảnh của vật qua kính ra xa hơn, hiện được trong khoảng nhìn rõ của mắt.

– Khi không cần nhìn những vật ở gần như : đọc sách báo, khâu vá, sửa đồ điện
trong nhà, … thì ông bà em không đeo kính vì mắt lão khi không điều tiết vẫn có tiêu điểm nằm trên màng lưới nên vẫn nhìn được các vật ở xa.

5. Em và các bạn mắc tật cận thị ở lớp em khi về già sẽ mắc tật lão thị. Khi đó em và các bạn sẽ phải sử dụng loại thấu kính giống như ông bà em.

Lưu ý: Người cận thị khi lớn tuổi thường phải đeo kính phân kì để nhìn xa, đeo
kính hội tụ để nhìn gần. Người này có thể sử dụng “kính hai tròng” có phần trên là
thấu kính phân kì, phần dưới là thấu kính hội tụ.

6. Dùng các kính đó để nhìn dòng chữ trên tờ báo :

– Nếu thấy dòng chữ lớn hơn thì đó là kính lão.

– Nếu thấy dòng chữ nhỏ đi thì đó là kính cận.

7. Kính lúp là TKHT có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ mà mắt bình thường không nhìn rõ.

– Trên vành kính lúp có ghi các con số như 2x, 3x, 5x, … Con số đó cho ta thông
tin về số bội giác của thấu kính (cho biết góc trông ảnh lớn gấp bao nhiêu lần góc
trông vật trực tiếp). Muốn quan sát được vật càng nhỏ thì cần chọn kính lúp có số
ghi trên vành càng lớn. Vì sử dụng kính lúp có số bội giác càng lớn thì thấy ảnh của vật càng lớn.

– Khi sử dụng kính lúp cần chú ý đặt vật trong khoảng tiêu cự của kính để tạo
được ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
– Có thể dùng kính lúp hứng ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa, trời nắng để đốt cháy tờ giấy đặt trên sân được. Vì kính lúp là thấu kính hội tụ nên nó có thể hội tụ chùm ảnh sáng mặt trời vào một điểm trên tờ giấy. Tuy nhiên chú ý tiêu cự của kính lúp ngắn nên không để kính quá xa tờ giấy.

8. Ở máy ảnh người ta không sử dụng TKPK làm vật kính vì TKPK tạo ảnh ảo
không ghi được trên phim.

9. Khi em đứng trước TKHT giống hệt vật kính của máy ảnh và cũng cách thấu
kính 3 m thì trên màn đặt phía sau, cách thấu kính 6 cm vẫn thu được ảnh thật, nhỏ hơn em. Em không thấy ảnh của em vì ánh sáng từ ảnh đó tới mắt em có cường độ không lớn hơn ánh sáng môi trường bên ngoài (độ tương phản thấp). Còn ở máy ảnh thì trên phim có phủ thuốc bắt sáng.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS về nhà hoàn thành phần tự kiểm tra - SHD/ 150

HS: Về nhà hoàn thành bài tập.

Sản phẩm: Nộp vào tiết sau

Câu 1. C.                 Câu 2. D.                   Câu 3. D.

Câu 4. C.                 Câu 5. D.                    Câu 6. A.

Câu 7. B.                 Câu 8. A.                    Câu 9. B.

Câu 10. C.

Câu 11.

  1. a) Hình ảnh của mình mà bạn Việt thấy trong gương là ảnh ảo.
  2. b) Ảnh này cao 1,55 m ; Ảnh hiện cách gương 80 cm. Bạn Việt đi ra xa gương thêm 30 cm với vận tốc 3,6 km/h thì ảnh của bạn trong gương chuyển động ra xa gương thêm 30 cm với vận tốc 3,6 km/h.
  3. c) Nếu thay vào vị trí của gương phẳng bằng một gương cầu lồi thì bạn Việt thấy hình của mình trong gương nhỏ đI-

Câu 12.

  1. a) Mắt của Hà mắc tật cận thị.
  2. b) Kính Hà đeo là loại thấu kính phân kì và có tiêu cự bằng 50 cm.
  3. c) Khi đeo kính thì Hà nhìn ảnh của chữ trên trang sách qua thấu kính.
  4. d) Ảnh A’B’ hiện trước thấu kính, cách thấu kính từ 10 cm đến 50 cm. Chiều cao
    của ảnh 1,6 mm < A’B’, 2 mm

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV giao nhiệm vụ về nhà:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu: Có một cách đơn giản và phân biệt nhanh chóng thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Đặt một ngón tay phía trước và gần với thấu kính để cho có ảnh ảo. Nheo mắt nhìn ảnh này qua kính. Đưa từ từ thấu kính lên trên, nếu ảnh chạy xuống dưới thì đó là thấu kính hội tụ, nếu ảnh chạy lên trên thì đó là thấu kính phân kì. Em hãy thử tìm cách giải thích xem sao.

HS: Tìm hiểu trên internet, bạn bè, thầy cô.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 9, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.